Lượt xem: 25
Vào năm 2021, 4 trên 10 người trưởng thành đã trải qua tình trạng lo lắng cực độ hoặc căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cả tâm trí lẫn cơ thể. Một chút căng thẳng sẽ tạo ra tác động tích cực hỗ trợ cho các hoạt động thường nhật [1]. Tuy nhiên căng thẳng cực độ gây ra các vấn đề sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy đâu là các dấu hiệu stress (căng thẳng) quá mức cần quan tâm?
Stress (căng thẳng) là gì?
Căng thẳng (stress) là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng về tinh thần khi gặp tình huống khó khăn. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người khi phải giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta ứng phó với căng thẳng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đối với sức khỏe tổng thể.
Stress (căng thẳng) ảnh hưởng tới bạn thế nào?
Khi một người bị căng thẳng mạn tính, căng thẳng liên tục trong thời gian dài sẽ làm cơ thể hao mòn, gây ra các biểu hiện bất thường về thể chất, cảm xúc lẫn hành vi. Các triệu chứng căng thẳng về thể chất bao gồm:
- Đau và nhức mỏi.
- Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh.
- Kiệt sức hoặc khó ngủ.
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc run rẩy.
- Huyết áp cao.
- Căng cơ hoặc nghiến chặt hàm.
- Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa.
- Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.
- Hệ thống miễn dịch yếu.
Căng thẳng có thể dẫn đến các triệu chứng về cả cảm xúc và tinh thần như:
- Lo lắng hoặc cáu kỉnh.
- Trầm cảm.
- Hoảng loạn.
- Buồn rầu.
Người bị căng thẳng mạn tính thường cố gắng xả stress bằng những thói quen không lành mạnh:
- Lạm dụng rượu.
- Bài bạc.
- Ăn nhiều hoặc phát triển chứng rối loạn ăn uống.
- Quan hệ tình dục, mua sắm hoặc lướt web một cách vô tổ chức.
- Hút thuốc.
- Sử dụng ma túy.
Dấu hiệu stress (căng thẳng) dễ nhận biết đáng quan tâm
Dưới đây là các dấu hiệu stress mà bạn cần lưu ý.
1. Triệu chứng về khả năng nhận thức
1.1 Khó ghi nhớ, hay quên
Khu vực não ở người bị căng thẳng mạn tính thường bị kích thích quá mức, khiến họ nhanh quên những gì đã xảy ra. Điều này giải thích lý do vì sao khi đang trong tình trạng căng thẳng mạn tính chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại các sự kiện, đồng thời khả năng tập trung và ghi nhớ mọi thứ cũng giảm dần theo thời gian. Hồi hải mã có chức năng hình thành trí nhớ. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone cản trở khả năng tạo ra những ký ức mới của hồi hải mã.
1.2 Không có khả năng tập trung
Các triệu chứng lo âu như sợ hãi thường xuyên, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể khiến bạn đánh mất khả năng tập trung của bản thân. Việc thường xuyên lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí gây ra chứng rối loạn lo âu.
1.3 Khả năng phán đoán kém
Trong những thời khắc khó khăn, người đang stress sẽ có khả năng phán đoán kém hơn so với bình thường khi vội vàng đưa ra những kết luận thay vì xem xét các lựa chọn khác tốt hơn. Đối mặt với tình huống xa lạ, theo phản xạ chúng ta sẽ hình thành cơ chế phản ứng với lo lắng bằng cách giảm bớt và đơn giản hóa phán đoán. Tuy nhiên điều này thường mang xu hướng rủi ro cao khi được ăn cả ngã về không.
1.4 Chỉ nhìn thấy tiêu cực
Đối phó với những thách thức về tinh thần như căng thẳng hoặc trầm cảm liên tục dễ khiến ta rơi vào những suy nghĩ tiêu cực hơn, hay còn được gọi là “sự bóp méo nhận thức”. Những suy nghĩ này thường gắn liền với những quan điểm sai lệch, phi thực tế. Người đang stress sẽ có một hoặc nhiều suy nghĩ tiêu cực, đôi khi chúng kết hợp lại tạo thành vòng xoáy, làm phát triển những suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Điều này cản trở sinh hoạt cuộc sống, khiến căng thẳng dâng trào và ngăn ta khỏi các hoạt động cải thiện sức khỏe.
1.5 Lo âu hoặc hoang tưởng
Stress khiến mọi người lo âu và tưởng tượng ra những điều tiêu cực. Người bị stress thường chìm đắm và lạc lối trong những suy nghĩ của mình và hoang tưởng về câu chuyện tiêu cực phi thực tế mà stress tạo ra.
1.6 Thường xuyên lo lắng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây lo lắng và điều quan trọng là phải phát hiện sớm các triệu chứng thường xuyên lo lắng để ngăn chúng phát triển thành chứng rối loạn lo âu.
2. Triệu chứng về cảm xúc
2.1 Trầm cảm hoặc tủi thân
Trầm cảm là triệu chứng phổ biến khi trải qua căng thẳng, làm cho người bệnh có cảm giác sợ hãi và buồn bã mãnh liệt. Chúng lặp lại liên tục hoặc gián đoạn khiến cho người bệnh càng căng thẳng hơn.
2.2 Lo lắng và kích động
Căng thẳng có thể liên quan đến chứng lo âu và rối loạn lo âu. Những người thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc có nhiều khả năng bị lo lắng, kích động và trầm cảm hơn.
Hey there! Are you tired of those pesky pop-up ads and expensive subscriptions to watch quality adult movies or videos? Well, look no further! Our newly launched adult streaming website offers a paradise of premium quality porn videos for free, without any annoying interruptions. Experience the thrill of our exclusive collection in Full HD without breaking the bank. Don’t miss this opportunity to indulge in hassle-free top class adult entertainment. Visit our website now and explore our tempting selection.
Our Website: https://play.pornlovers.world
Enjoy!