Đầy bụng khó tiêu và thuốc điều trị

Lượt xem: 24

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất hay gặp do nhiều nguyên nhân.

1. Nguyên nhân

Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng khá phổ biến. Người bị đầy bụng khó tiêu có thể cảm thấy đầy hơi, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, chán ăn. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn những người khác, bao gồm:

  • Người già: Hệ tiêu hóa của người già thường hoạt động chậm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, thuốc, sự suy giảm chức năng gan và thận… dễ bị.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Nếu đã từng bị các vấn đề về tiêu hóa như viêm ruột, dị ứng thực phẩm, hoặc hội chứng ruột kích thích, có thể dễ dàng bị hơn những người khác.
  • Người có thói quen ăn uống không tốt: Việc ăn uống không đúng cách, ăn quá nhiều, ăn nhanh, hoặc ăn đồ ăn khó tiêu có thể bị.
  • Stress và căng thẳng: Stress và căng thẳng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến đầy bụng khó tiêu.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị ung thư, thuốc trị táo bón, trầm cảm… có thể dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

Đầy bụng khó tiêu và thuốc điều trị - Ảnh 1.

Việc điều trị đầy bụng khó tiêu phụ thuộc vào nguyên nhân.

Nếu thường xuyên bị cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác, cũng như đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu không có các triệu chứng nghiêm trọng khác thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị và không chữa trị, có thể dẫn đến việc hình thành các vết loét dạ dày và thực quản, viêm loét dạ dày, viêm thực quản, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để trị đầy bụng khó tiêu, bao gồm:

– Thuốc kháng axit: Là loại thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm đau và giảm đầy bụng khó tiêu. Các loại thuốc này bao gồm magnesium hydroxide, aluminum hydroxide và calcium carbonate…

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Bao gồm omeprazole và lansoprazole… Nhóm thuốc này cung cấp khả năng ức chế axit hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng trào ngược do đầy bụng khó tiêu. Các thuốc này thường được kết hợp với thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể bao gồm phát ban da, tiêu chảy và nhiều tác dụng phụ nhỏ khác…

– Thuốc đối kháng thụ thể H2: Các thuốc bao gồm ranitidin, cimetidin, famotidin, nizatidin… giúp giảm lượng axit do dạ dày tiết ra và rất hữu ích cho những trường hợp trào ngược nhẹ. Thuốc cũng có hiệu quả trong việc chữa lành vết loét, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton. Các tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm phát ban, tiêu chảy, và các vấn đề về thận.

– Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Thuốc giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Loại thuốc tiêu hóa thông dụng là simethicone. Tương tự các loại thuốc khác, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, như rối loạn tiêu hoá, chóng mặt, khó thở…

– Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Các thuốc này bao gồm metoclopramid, cisaprid… giúp điều hòa nhu động đường tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đầy bụng khó tiêu và thuốc điều trị - Ảnh 3.

Có nhiều loại thuốc điều trị nhưng cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

3. Cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tư vấn của bác sĩ hoặc nhà cung cấp thuốc. Ngoài ra, cũng nên lưu ý các điểm sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định trên hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đang sử dụng thuốc khác hoặc có bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào, cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc trị đầy bụng khó tiêu.
  • Không sử dụng thuốc trị đầy bụng khó tiêu quá lâu khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Nếu tình trạng không cải thiện sau một thời gian dài, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị chính xác.
  • Cần tránh uống cà phê, rượu và các loại đồ uống có ga sau khi sử dụng thuốc trị đầy bụng để không làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng phụ nào như dị ứng, hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi sử dụng thuốc, hãy ngừng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhà cung cấp thuốc.

4. Các biện pháp

  • Hai loại thức uống giúp ‘hóa giải’ cơn đầy bụng, khó tiêu và những lưu ý khi dùng

Để khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Tập trung vào chế độ ăn uống hợp lý và cân đối, tránh ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, ăn đúng thời điểm và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

– Điều chỉnh lối sống và tập thể dục thường xuyên.

– Tránh stress và căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thở, yoga, tập thể dục và thư giãn.

– Tránh sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, soda hay nước ngọt.

– Có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa chướng bụng đầy hơi như: Uống nước chanh gừng nóng, trà gừng nóng…

– Ngoài ra, nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài hoặc gây ra nhiều khó chịu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nhận xét

Dung lượng tối đa của file: 64 MB. Bạn có thể tải dạng file: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Liên kết đến YouTube, Facebook, Twitter và các dịch vụ khác được chèn trong văn bản bình luận sẽ tự động được nhúng. Drop file here

088 679 6886
0911104104